dịch vụ LMIA
Tìm hiểu về chương trình LMIA (Labour Market Impact Assessment); những điều kiện cần có để đạt tiêu chí dưới tư cách chủ sử dụng lao động.
Các anh chị muốn định cư Canada có lẽ đã tìm hiểu nhiều về các chương trình định cư. Một số có thể thấy mình không đủ điều kiện, hoặc có điều kiện cần thiết mà chưa chắc đủ để được mời, ví dụ như chương trình định cư Lao động tay nghề cao (Federal Skill Worker – FSW), Lao động có kinh nghiệm làm việc Canada (Canadian Experience Class – CEC) hoặc Lao động lành nghề (Federal Skill Trade – FST) thông qua Express Entry, các chương trình chỉ định tỉnh bang, hoặc các chương trình thí điểm nhằm thu hút nguồn nhân lực đến Canada.
LMIA chính là sự lựa chọn tối ưu lúc này vì được cộng đến 50 hoặc 200 điểm trong Express Entry. Như vậy, bạn cầm chắc tấm vé mời nộp hồ sơ định cư trong Express Entry (hoặc PNP – EE). Nếu chưa đủ điều kiện nộp hồ sơ PR ngay ban đầu, LMIA cũng giúp bạn xin giấy phép làm việc tại Canada, đến sinh sống, làm việc và tích luỹ kinh nghiệm làm việc tại Canada nhằm đủ điều kiện nộp hồ sơ định cư sau này.
LMIA – LABOUR MARKET IMPACT ASSESSMENT (ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG CANADA)
LMIA là loại giấy tờ mà chủ sử dụng lao động ở Canada cần có trước khi tuyển dụng lao động người nước ngoài. LMIA được duyệt cho thấy có nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài cho một công ăn việc làm. Nó cũng chứng minh rằng không tìm được lao động là thường trú nhân hoặc công dân Canada cho công việc đó. Positive LMIA đôi khi cũng được gọi là “thư xác nhận” (confirmation letter). Nếu chủ sử dụng lao động cần LMIA, họ phải nộp hồ sơ LMIA trước khi nhận lao động nước ngoài làm việc. Sau khi chủ sử dụng lao động nhận được LMIA, lao động nước ngoài có thể dùng nó để xin giấy phép lao động. Để nộp hồ sơ xin GPLĐ, lao động nước ngoài cần: thư mời làm việc, hợp đồng lao động, bản copy LMIA, và số LMIA.
Làm thế nào để xin LMIA?
LMIA được cấp bởi Cơ quan quản lý việc làm và phát triển xã hội Canada (Employment and Social Development Canada – ESDC). Quy trình nộp hồ sơ LMIA tuỳ thuộc vào chương trình mà chủ sử dụng lao động dùng để thuê lao động như: Lao động lương cao, Lao động lương thấp, Chương trình Lao động Nông nghiệp Thời vụ hoặc Chương trình Nông nghiệp.
ĐIỀU KIỆN CẦN
Chủ sử dụng lao động phải tuân thủ tất cả yêu cầu của chương trình Lao động Nước ngoài Tạm thời (Temporary Foreign Worker Program) cho vị trí cần tuyển. Quý vị có thể tìm hiểu thêm về những điều khoản chủ sử dụng lao động cần tuân thủ (Employer Compliance) và các hậu quả do việc không tuân thủ này gây nên. Ngoài ra, chủ sử dụng lao động phải đảm bảo rằng công việc đó là công việc toàn thời gian, nghĩa là tối thiểu 30 tiếng làm việc/tuần. Quy trình hồ sơ này khá phức tạp đòi hỏi cung cấp nhiều thông tin từ chủ sử dụng lao động để TTN immigration nghiên cứu và đánh giá.
LỆ PHÍ CHÍNH PHỦ: $1,000
*Gia đình, cá nhân ở Canada muốn thuê lao động nước ngoài giúp việc, chăm sóc cá nhân cho những người cần sự trợ giúp do vấn đề tuổi tác, sức khoẻ được miễn đóng lệ phí này. Gia đình, cá nhân có tổng thu nhập bằng hoặc ít hơn $150,000/năm có thể thuê lao động giúp việc, trông/chăm trẻ em dưới 13 tuổi tại nhà cũng được miễn đóng lệ phí này.
LMIA, GIẤY PHÉP LÀM VIỆC (WORK PERMIT) VÀ THƯỜNG TRÚ NHÂN (PR)
Chúng tôi thường nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến LMIA (Labour Market Impact Assessment), Giấy phép lao động và Thường trú nhân từ các bạn ở ngoài Canada, đến các bạn đang sinh sống, học tập, làm việc tại Canada.
Nói thêm về Giấy phép lao động (GPLĐ), để làm việc hợp pháp tại Canada, nếu không phải là công dân (citizen) hoặc thường trú nhân (PR) thì bạn phải được chính phủ cấp giấy phép làm việc.
Như tên gọi, đó là giấy phép cho người nước ngoài làm việc ở Canada. GPLĐ có nhiều loại khác nhau cho phép người được cấp phép làm việc cho hầu hết chủ sự dụng lao động hoặc loại chỉ cho phép làm cho một hoặc một vài chủ sử dụng lao động nhất định (closed/employer – specific). GPLĐ theo LMIA là loại người được lao động được cấp phép này chỉ có thể làm đúng công việc ghi trên giấy phép tại (một hoặc hơn) địa điểm làm việc cụ thể của một/ một vài doanh nghiệp cụ thể. Tuyệt đối không cho phép làm công việc khác, cho chủ sử dụng lao động khác hoặc ở địa điểm không khai báo trong đơn. Việc vi phạm này có thể dẫn tới việc huỷ GPLĐ, thậm chí trục xuất khỏi Canada.
Có LMIA thì chắc chắn có được GPLV (Work permit)?
Câu trả lời là “Không!”
Như đã giải thích, đây là một quy trình hai bước. LMIA là giấy phép cho phép chủ sử dụng lao động tuyển người nước ngoài được cấp bởi cơ quan quản lý lao động trong nước.
Sau khi có LMIA, thì người nước ngoài cần nộp hồ sơ xin GPLĐ (Work permit) dựa trên LMIA này. Khi ấy, cơ quan đánh giá và cấp GPLĐ là Bộ di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC). Như vậy, việc chứng minh mình đủ điều kiện làm công việc đó, và đủ điều kiện nhập cảnh là từ phía người lao động nước ngoài. Nếu đáp ứng được các tiêu chí này thì đương đơn sẽ được cấp GPLĐ theo LMIA. Tuỳ theo công việc của đương đơn chính, mà người phụ thuộc có thể đi cùng sang Canada ngay từ ban đầu hay một thời gian sau đó.
Có GPLĐ thì chắc chắn có PR?
Câu trả lời vẫn là “KHÔNG!” Không có gì là chắc chắn trong các bộ hồ sơ di trú Canada.
Để đủ điều kiện nộp hồ sơ thường trú nhân (PR), IRCC cần xét rất nhiều yếu tố từ đương đơn và/hoặc người phụ thuộc, trong đó, các yếu tố chính như kinh nghiệm làm việc, trình độ học vấn, trình độ ngôn ngữ (tiếng Anh/Pháp), tuổi, v.v…
Nếu mục tiêu cuối cùng của bạn là định cư, là được cấp thường trú nhân cho cả gia đình thì bạn cần hỏi rõ chương trình bạn sẽ nộp thuộc chương trình nào, và nó có được công bố bởi Bộ di trú, Tị nạn và Quốc tịch Canada (IRCC) hay không trước khi đặt bút ký hợp đồng dịch vụ.
dành cho các chủ sử dụng lao động
Chủ sử dụng lao động (business) muốn tuyển dụng lao động nước ngoài làm việc tại Canada có thể liên hệ TTN immigration để được hỗ trợ thủ tục xin tuyển lao động nước ngoài; và giấy phép lao động cho lao động nước ngoài đến Canada làm việc.